Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về TCVN 11524 - Tiêu chuẩn quốc gia về tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép.
Tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép là gì?
Tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép là một loại vật liệu xây dựng ngày càng được ưa chuộng và sử dụng nhiều trong các công trình tại Việt Nam.
Chính cái tên của loại vật liệu này đã thể hiện đặc tính và cách nó được tạo ra.
- Tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn: Các tấm tường có lỗ rỗng chạy dọc theo chiều cao hoặc chiều ngang của tường, sản xuất từ bê tông hoặc bê tông nhẹ.
- Công nghệ đùn ép: Công nghệ tạo hình sản phẩm bằng cách ép vật liệu qua thiết bị định hình khuôn ở áp suất cao để tạo ra sản phẩm có hình dạng nhất định.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11524
Việt Nam đã xây dựng hệ thống tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng của các sản phẩm tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép được sản xuất, nhập khẩu và lưu hành trên thị trường Việt Nam.
Đó là Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11524 về Tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép.
TCVN 11524:2016 do Hội Bê tông Việt Nam biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn sản xuất theo công nghệ đùn ép (gọi tắt là tấm tường rỗng) dùng trong xây dựng nhà và công trình.
Tài liệu viện dẫn
TCVN 3105:1993, Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.
TCVN 3113:1993, Bê tông nặng - Phương pháp xác định độ hút nước.
TCVN 3118:1993, Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén.
TCVN 4055:2012, Tổ chức thi công.
TCVN 4087:2012, Sử dụng máy xây dựng - Yêu cầu chung.
TCVN 4314: 2003, Vữa xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 4506:2012, Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kĩ thuật.
TCVN 6477:2016, Gạch bê tông.
TCVN 7570:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kĩ thuật.
TCVN 7575-2:2007, Tấm 3D dùng trong xây dựng - Phần 2: Phương pháp thử.
TCVN 8826:2011, Phụ gia hóa học cho bê tông.
TCVN 8827:2011, Phụ gia khoáng hoạt tính cao dùng cho bê tông và vữa - Silicafume và tro trấu nghiền mịn.
TCVN 9035:2011, Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng xi măng trong xây dựng.
TCVN 9115:2012, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép - Thi công và nghiệm thu.
TCVN 9205:2012, Cát nghiền cho bê tông và vữa.
TCVN 9311-8:2012, Thí nghiệm chịu lửa - Các bộ phận công trình xây dựng - Phần 8: Các yêu cầu riêng đối với bộ phận ngăn cách đứng không chịu tải.
TCVN 10302:2014, Phụ gia hoạt tính tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng.
Mục đích của TCVN 11524
Mục đích của TCVN 11524 là quy định về đặc tính kỹ thuật và sử dụng làm chuẩn để phân loại, đánh giá chất lượng của tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép.
Ngoài ra, TCVN 11524 cũng đc sử dụng để làm tài liệu viện dẫn, cơ sở để đánh giá, chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2019.
⏵Xem thêm: chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng là gì?
Chứng nhận hợp chuẩn theo TCVN 11524 có bắt buộc không?
Khác với chứng nhận hợp quy, chứng nhận và công bố hợp chuẩn sản phẩm tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép là hoàn toàn tự nguyện.
Các doanh nghiệp thực hiện chứng nhận và công bố hợp chuẩn để đạt được nhiều lợi ích:
- Bằng chứng chứng minh sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật mà Việt Nam đặt ra.
- Tạo lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại không chứng nhận hợp chuẩn.
- Xây dựng niềm tin với đối tác và người tiêu dùng.
- Công cụ để quản lý và duy trì sự ổn định chất lượng tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép.
- Được sử dụng như một "vũ khí" cho hoạt động PR, Marketing sản phẩm
- ...
Trên đây là một vài thông tin về TCVN 11524. Hy vọng rằng những chia sẻ này có thể giúp bạn hiểu hơn về TCVN 11524 và chứng nhận hợp quy vật liệu xây nói chung.
Nhận xét
Đăng nhận xét