Gạch đá ốp lát được sử dụng phổ biến để hoàn thiện công trình, tạo tính thẩm mỹ và bảo vệ công trình xây dựng khỏi các tác động của môi trường. Để đảm bảo gạch đá ốp lát ngoài thị trường là các sản phẩm chất lượng, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về gạch đá ốp lát đã được xây dựng.
Gạch ốp lát là gì?
Gạch ốp lát là loại vật liệu hoàn thiện quan trọng, góp phần tạo nên vẻ đẹp tổng thể cho ngôi nhà.
Có 2 loại gạch ốp lát phổ biến hiện nay, đó là:
- Gạch gốm ốp lát: được sản xuất từ đất sét và trường thạch, dùng để lát nền, ốp tường và được tạo hình bằng phương pháp dẻo, phương pháp ép bán khô hoặc bằng các phương pháp khác, sau đó được sấy, nung ở nhiệt độ thích hợp. Mặt trên của sản phẩm được phủ một lớp men, lớp men này có thể bóng, mờ, nhám hoặc xù xì.
- Gạch porcelain ốp lát (gạch granite): là loại gạch có 70% bột đá, 30% đất sét (Có trường hợp là 100% bột đá), có hoặc không có phủ men trên bề mặt.
Đá ốp lát là gì?
Đá ốp lát là loại vật liệu dùng để ốp lát bảo vệ và trang trí cho các công trình khi hoàn thiện. Có 2 loại đá ốp lát phổ biến:
- Đá ốp lát tự nhiên: đá được gia công cưa, xẻ, mài, đánh bóng hoặc không đánh bóng từ đá khối tự nhiên thành dạng tấm.
- Đá ốp lát nhân tạo: được cấu tạo từ hỗn hợp như: xi măng, các mảnh đá nhỏ và chất kết dính hữu cơ.
Chứng nhận hợp quy gạch đá ốp lát
Chứng nhận hợp quy gạch, đá ốp lát là việc thử nghiệm, đánh giá sản phẩm gạch, đá ốp lát có phù hợp với bộ quy chuẩn kỹ thuật về gạch đá ốp lát được đặt ra hay không.
Bộ quy chuẩn đánh giá mới nhất hiện nay là QCVN16:2019/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hàng hóa, sản phẩm vật liệu xây dựng.
Các sản phẩm gạch, đá ốp lát nằm trong danh mục sản phẩm nhóm 2 là những sản phẩm bắt buộc phải chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy trước khi lưu hành và sử dụng trong các công trình xây dựng tại Việt Nam.
Danh sách này bao gồm:
1. Gạch gốm ốp lát ép bán khô
2. Gạch gốm ốp lát đùn dẻo
Tài liệu viện dẫn
- TCVN 7483:2005, Gạch gốm ốp lát đùn dẻo - Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 7745:2007, Gạch gốm ốp lát ép bán khô - Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 6415-3:2016, Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử - Phần 3: Xác định độ hút nước, độ xốp biểu kiến, khối lượng riêng tương đối và khối lượng thể tích
- TCVN 6415-4:2016, Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử- Phần 4: Xác định độ bền uốn và lực uốn gẫy
- TCVN 6415-6:2016, Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử - Phần 6: Xác định độ bền mài mòn sâu đối với gạch không phủ men
- TCVN 6415-7:2016, Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử - Phần 7: Xác định độ bền mài mòn bề mặt đối với gạch phủ men
- TCVN 6415-8:2016, Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử - Phần 8: Xác định hệ số giãn nở nhiệt dài
- TCVN 6415-10:2016, Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử - Phần 10: Xác định hệ số giãn nở ẩm
⏵Xem thêm: Tiêu chuẩn Việt Nam về gạch ốp lát
3. Đá ốp lát tự nhiên
4. Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ
Tài liệu viện dẫn
TCVN 4732:2016, Đá ốp lát tự nhiên
TCVN 8057:2009, Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ
⏵Xem thêm: Tiêu chuẩn việt nam về đá ốp lát
Lợi ích chứng nhận hợp quy gạch đá ốp lát
Chứng nhận hợp quy gạch, đá ốp lát là quy định bắt buộc của Nhà nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu gạch đá ốp lát cũng tự nguyện đăng ký chứng nhận, công bố hợp quy vì những lợi ích mà nó đem lại:
- Bằng chứng chứng minh sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam. Đây là lợi thế rất lớn khi sản phẩm lưu hành ngoài thị trường khi chứng minh được chất lượng của mình với đối tác và người tiêu dùng.
- Công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp kiểm soát quy trình sản xuất, ổn định chất lượng sản phẩm.
- Giúp doanh nghiệp nhận được các chính sách ưu đãi của nhà nước như miễn kiểm tra chất lượng nhập khẩu...
Trên đây là một số thông tin về gạch, đá ốp lát và chứng nhận hợp quy gạch đá ốp lát mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng rằng những chia sẻ này có thể giúp bạn hiểu thêm về loại vật liệu xây dựng phổ biến này!
Nhận xét
Đăng nhận xét